CN - T6 8:00 AM - 20:00 PM | T7: 8:00 AM - 19h:00 PM

0912685727

Diepdoanphuong@gmail.com

SÂU RĂNG, NGUYÊN NHÂN , DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀ TRỊ

SÂU RĂNG, NGUYÊN NHÂN , DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀ TRỊ

1. NGUYÊN NHÂN:

Mặc dù răng là bộ phận cứng nhất trên cơ thể, nhưng chúng vẫn bị xâm nhập và hư hại. Miệng của bạn chứa lượng vi khuẩn lên đến 100 tỷ con, nhưng chúng hầu hết đều không gây ảnh hưởng đến răng của bạn. Thậm chí, một vài loại còn giúp bảo vệ răng miệng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, do một số loại vi khuẩn có khả năng kết hợp với đường tạo ra axit, mà chính những loại axit này sẽ phân hủy canxi, phốt pho, và nhiều loại khoáng chất khác để tạo ra men răng. "Men răng có thể tự sửa chữa bằng cách sử dụng các loại khoáng chất có trong nước bọt, hay florua trong kem đánh răng cùng một số nguồn khác", theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Răng miệng Mỹ. "Nhưng nếu quá trình sâu răng vẫn tiếp tục diễn ra, nhiều loại khoáng sẽ biến mất, men răng dần trở nên suy yếu và bị phá hủy, hình thành nên các lỗ răng sâu".

Sâu răng là do vi khuẩn có trong khoang miệng tiêu hóa thức ăn tạo acid

Bên cạnh đó thì việc nhiều người sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng. Nói tới đây thì nhiều người sẽ không tin nhưng việc đánh răng bằng bàn chải cứng có thể làm tụt lợi, lộ chân răng làm cho răng sâu dễ bị ê buốt và trở nên nặng hơn cũng như làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên sâu răng. 

Vậy, thói quen sinh hoạt nào làm cho tình trạng sâu răng diễn ra. Dưới đây là các nguyên nhân chính, xuất phát từ thói quen sinh hoạt của bạn. 

Không đánh răng thường xuyên 

Đầu tiên phải nói đến đó chính là không đánh răng thường xuyên mỗi ngày. Mỗi ngày, răng cần được làm sạch ít nhất 2 lần, vào buổi sáng và tối. 

Tuy nhiên, sau khi ăn cơm hoặc ăn những đồ ăn ngọt, nhiều màu bạn nên đánh răng. Đây là cách tốt nhất để răng sạch, không tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động. 

Đánh răng không đúng cách 

Đánh răng không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng. Nhiều người không nghĩ đến nguyên nhân này. Bạn cần có cách đánh răng đúng: 

  • Đánh răng theo chiều dọc răng hoặc có thể đánh răng vòng tròn. 
  • Lựa chọn những loại bàn chải có lông tơ, điều này giúp chúng ta chải sạch được những vị trí ở kẽ răng khó làm sạch. Thay bàn chải 3 tháng 1 lần
  • Ngoài ra, đánh răng cần phải làm sạch cả bề mặt lưỡi. 

Ăn quá nhiều đồ ngọt 

Những loại đồ ăn, thức uống có chứa chất ngọt thường bám vào răng trong thời gian khá dài. Nếu bạn ăn, không làm sạch hết thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. 

Những loại đồ ăn ngọt như: Sữa, socola, kem, ngũ cốc, mật ong… Vì vậy, nên hạn chế ăn những đồ ngọt vào tối muộn. Ngoài ra, cần phải làm sạch răng sạch sẽ sau khi ăn những đồ ngọt. 

Ăn vặt liên tục trong ngày

Trong đồ ăn vặt hàng ngày, không chỉ chứa lượng đường lớn mà còn có nhiều chất axit. Đây đều là những chất gây hại cho răng. Chúng ta ăn vặt liên tục trong ngày rất bất tiện, không thể cứ mỗi lần ăn xong lại đi đánh răng được. Vì vậy, nên hạn chế ăn vặt linh tinh trong ngày. 

Thiếu nước 

Đây là nguyên nhân mà nhiều người không nghĩ đến. Thiếu nước cũng là tác nhân rất lớn gây ra tình trạng sâu răng. Thiếu nước thì đương nhiên sẽ làm cho khô miệng và thiếu nước bọt. Mà chúng ta đều biết, nước bọt có vai trò rất quan trọng. Nó làm sạch thức ăn cũng như các mảng bám răng. 

Vì vậy, bạn cần phải bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày. 

Hàm răng nứt vỡ hoặc yếu

Khi chân răng yếu, hoặc bị nứt, vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, gây nên sâu răng.

Tụt nướu

Ở những người có tuổi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng. Tất cả những nguyên nhân gây sâu răng được nêu ra ở trên đều có thể phát sinh hàng ngày. Do đó, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng và đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị sớm, không để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.

2. DẤU HIỆU:

Sâu răng là một bệnh gây tổn thương không có khả năng tự phục hồi mà phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu không được điều trị thì sâu răng sẽ tiến triển viêm tủy răng.Khi bị viêm tủy thì việc chữa trị tốn kém hơn nhiều cả về chi phí và thời gian. Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng thậm chí viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm... Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi rất khó chịu.

3.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG TẠI NHA KHOA

Trám răng

trám răng răng sâu bằng composite

Đây là phương pháp là nha sĩ sẽ sử dụng kem, composite hoặc một số chất khác để lấp đầy lỗ sâu răng để chúng không bị lan ra đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ. Nếu bạn đã bị sâu răng nghiêm trọng làm hư hại tới tủy thì nha sĩ sẽ lấy tủy ra trước khi trám răng cho bạn.

Bọc răng sứ

 

Phương pháp này chỉ sử dụng trong trường hợp răng của bạn còn giữ được chân răng thôi nhé. Một lớp bọc sứ sẽ giúp răng không bị vi khuẩn tấn công trở lại đồng thời cũng tạo nên khung răng vững chắc và tính thẩm mỹ cũng cao nên được áp dụng phổ biến hiện nay.

Nhổ răng sâu

Nếu răng của bạn bị sâu quá nặng làm hư hỏng phần tủy và chân răng thì cách duy nhất bạn có thể làm là nhổ nó đi. Việc này sẽ làm mất đi một phần của hàm nhai gây sự bất tiện cũng như gây mất thẩm mỹ vậy nên hãy phát hiện sớm và điều trị đúng cách nhé. 

Viết bình luận của bạn